Cách Bảo Quản Vải Thiều Tươi Lâu, Xuất Khẩu
Ở các tỉnh phía Bắc, vải thiều là một loại đặc sản có diện tích và sản lượng lớn.
Tuy nhiên, loại quả này rất chóng hư hỏng, đòi hỏi phải có biện pháp bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng, dễ dàng vận chuyển đi xa đạt hiệu quả kinh tế cao.
Vậy có cách bảo quản vải thiều tươi lâu?
Đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu đến những thị trường khó tính để nâng cao giá trị kinh tế cho quả vải.
Đọc tiếp và tìm hiểu nhé!
Những Giải Pháp Hiệu Quả Sử Trong Bảo Quản Vải
Xử lý và tồn trữ lạnh: Sử dụng lạnh là phương pháp cổ điển và có hiệu quả cần phải áp dụng cho vải thiều xuất khẩu.
Tồn trữ trong môi trường khí biến đổi (Túi GreenMAP): là phương pháp mang lại nhiều kết quả trên nhiều loại quả.
Bằng cách khống chế sự hô hấp của quả, qua đó kéo dài thời gian bảo quản quả, phương pháp này có điều kiện thực hiện, dễ áp dụng ở Việt Nam.
Thông qua quy cách bao gói, thùng chứa và xác định chế độ thu hái, đóng gói còn có thể hạn chế được sự bầm giập trong quá trình bảo quản.
Sử dụng chất hấp thụ ethylene (Gói hút ethylene): nhằm kìm hãm sự già và chín nhanh của rau quả.
Những chất này được đóng gói vào gói giấy, đặt vào trong túi quả mà không trực tiếp phun, bôi vào quả. Do vậy, không gây nhiễm lên quả, không có vấn đề dư lượng.
Sử dụng 1 túi Ethylen S3 cho 5 kg vải.
Giải pháp hóa học: Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng Axit Ascorbic tỷ lệ 3ppm (mức an toàn cho phép) và pH=3 để giữ màu vỏ quả vải.
Tùy thuộc vào thời gian cần bảo quản, ta có thể sử dụng các cách bảo quản khác nhau.
Trong quy trình này chỉ đề cập đến thời gian bảo quản quả vải xuất khẩu 35 ngày.
Cách Bảo Quản Vải Thiều Tươi Lâu
1. Vải Thiều Cẩn Xử Lý Trước Khi Thu Hoạch
Phun thuốc trừ sâu bệnh và nấm cho cây vải theo tiêu chuẩn yêu cầu của khách hàng và theo các quy của cơ quan BVTV.
Xử lý trước khi thu hái ít nhất 1 tháng.
Lưu ý: chỉ sử dụng các loại thuốc được phép của Cơ quan bảo vệ thực vật để tránh dư lượng khi xuất khẩu
2. Thu Hoạch
Vải bảo quản bằng màng túi GreenMAP tốt nhất là ở độ chín 2 (80-85 ngày sau đậu quả).
3. Lựa Chọn Và Phân Loại
Lựa chọn loại bỏ những quả vải bị hư hỏng để tránh nhiểm khuẩn chéo sang những quả khác.
Phân loại kích cỡ, trọng lượng theo yêu cầu khách hàng.
4. Làm Sạch Bề Mặt
Cần dùng kiềm cắt sát cuốn vải (còn lại 5mm) để tránh cuốn làm thủng túi bảo quản.
Dùng vòi nước sạch xịt rửa làm sạch bề mặt quả vải.
5. Xử Lý Nấm Và Vi Khuẩn Gây Bệnh
Rửa vải bằng nước kháng khuẩn Susaco hoặc ngâm vải 2 phút trong dung dịch nước Javen với tỷ lệ pha 1ml Javen với 1 lít nước.
Dung dịch nước Javen sau khi pha chỉ sử dụng 1 lần cho một đợt rửa.
6. Xử Lý Giữ Màu Quả Vải
Pha dung dịch axit Ascorbic (Vitamic C) với pH=3.
Ngâm quả vải trong dung dịch axit Ascorbic trong thời gian 5 phút, Vì vỏ quả vải rất dễ bị thâm nên phải ngâm axit ascorbic để giữ màu lâu hơn.
7. Hong Khô
Xếp lên giàn hong khô hoặc dùng quạt thông gió để đạt vừa khô. Nếu quạt quá mạnh, quá lâu làm quả bị khô héo, thâm.
8. Đóng Túi Bao Quản
Tròng túi GreenMAP vào trong thùng carton. Cho 5kg quả vải vào trong túi GreenMAP.
Bỏ 1 gói hút Ethylen S3 (3g) vào bên trên các quả vải sau đó ép hơi ra ngoài và cột kín miệng túi GreenMAP.
9. Đóng Thùng Bảo Quản
Dùng thùng carton cứng (5 lớp) có đục lỗ thông thoáng 4 mặt. Chiều cao lớp quả không quá 35cm. Kích thước thùng sao cho đựng đươc 5kg quả vải.
Thùng carton phải đạt tiêu chi khi để trong điều kiện lạnh không làm xẹp thùng.
10. Bảo Quản Lạnh
Cho các thùng carton chứa quả vải vào kho lạnh ở nhiệt độ 5+2 độ C, độ ẩm 90 + 2%.
Cách xếp các thùng carton quả vải trong kho phải đảm bảo có ít nhất 1 mặt thùng tiếp xúc thoáng với không khí bên trong kho.
Khi vận chuyển tốt nhất nên dùng container lạnh với nhiệt độ 5+2 độ C, độ ẩm 90 + 2% và xếp hàng sao cho có ít nhất 1 mặt thùng tiếp xúc thoáng với không khí bên trong container.
>>> Xem Ngay: Top 6 Các Phương Pháp Bảo Quản Rau Quả Sau Thu Hoạch 2020
Kết Luận
Theo sơ đồ trên, chúng ta có thể bảo quản tại chỗ 3 ngày mà vẫn giữ được độ tươi như mới hái.
Nếu muốn mang đi xa sản phẩm giữ được chất lượng tốt trong thời hạn 5 ngày ở nhiệt độ bình thường thì cần xử lý chống nấm bằng nước Susaco.
Nếu muốn kéo dài thời hạn bảo quản đến 1 tháng thì bảo quản lạnh kịp thời và vận chuyển đến nơi tiêu thụ cũng bằng xe lạnh.
Với công nghệ trên, quả vải của ta có khả năng xuất khẩu an toàn, có thể vượt qua được 2 thời điểm rất dễ gây biến màu của vải là lúc lấy vải ra khỏi kho lạnh để đưa lên phương tiện vận chuyển (máy bay, tàu thủy) và lúc bốc dỡ vải từ phượng tiện vận chuyển lên bến cảng, kho và trạm phân phối cuối cùng.
Chất lượng sản phẩm đã được đánh gói đầy đủ về phương diện cảm quan cũng như vệ sinh thực phẩm.
Sau 1 tháng sử dụng cách bảo quản vải thiều tươi lâu của sancopack, vải quả có chất lượng tốt, tỷ lệ hư hỏng thấp không đáng kể, màu sắc đẹp, dư lượng chất chống nấm dưới mức cho phép của FAO/WHO.